Thẩm định giá trị doanh nghiệp

Xác định giá trị Doanh nghiệp hay định giá công ty là yêu cầu tất yếu khi công ty đó thực hiện các giao dịch liên quan đến giá trị doanh nghiệp, vay vốn. Đây không chỉ là thủ tục pháp lý cần thiết mà còn giúp các bên đảm bảo quyền lợi, tránh những thiệt hại về kinh tế.

Giá trị Doanh nghiệp bao gồm những gì?

Giá trị của doanh nghiệp khác với giá trị của những tài sản thông thường như bất động sản, hàng hóa, máy móc thiết bị hay ô tô, tàu thuyền…thường có tính đồng nhất và giao dịch phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên giá trị của doanh nghiệp lại rất đặc trưng vì mỗi loại hình doanh nghiệp hay từng doanh nghiệp độc lập lại có những đặc trưng riêng biệt về quy mô, thương hiệu, tài sản, công nợ, cơ hội phát triển khác nhau.

Thực tế định giá doanh nghiệp chính là việc xác định giá trị của tất cả các thành phần, yếu tố hình thành nên giá trị của doanh nghiệp đó bằng những phương pháp định giá khác nhau. Nhìn chung, giá trị doanh nghiệp bao gồm:

  • Tài sản hữu hình: Đất đai, nhà xưởng, văn phòng, hàng hóa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tiền, giá cổ phiếu, dự án đầu tư
  • Tài sản vô hình: Thương hiệu – nhãn hiệu, doanh thu – đối tác, dữ liệu khác hàng, bí mật kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ, kế hoạch kinh doanh, quyền thuê – sử dụng tài sản khác…

Thẩm định giá doanh nghiệp là gì?

Thẩm định giá doanh nghiệp là việc xác định giá trị của tổng thể hoặc một phần doanh nghiệp được quy đổi ra đơn vị tiền đồng theo giá trị thị trường, tại thời điểm định giá. Đơn vị định giá doanh nghiệp là những thẩm định viên/ công ty thẩm định giá đủ điều kiện pháp lý và năng lực thực hiện theo các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Kết thúc quá trình thẩm định, kết quả sẽ được ghi nhận bằng Chứng thư và báo cáo thẩm định giá do Công ty định giá phát hành. Đây là cơ sở pháp lý để chủ doanh nghiệp và các bên liên quan sử dụng cho các mục đích cụ thể.

Loại hình doanh nghiệp có thể thẩm định giá?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hiện đang có 5 loại hình doanh nghiệp; Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm, quy định khác nhau khi hoạt động; gồm:

  • Công ty cổ phần;
  • Công ty TNHH một thành viên;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Theo các quy định về Luật Giá, Luật Doanh nghiệp hay Tiêu chuẩn thẩm định giá Doanh nghiệp, tất cả các loại hình doanh nghiệp trên đều có thể thẩm định doanh nghiệp để phục vụ những mục đích cụ thể. Tuy nhiên khi thực hiện định giá công ty hay định giá tài sản công ty thì đều cần dựa trên hiện trạng thực tế và mục đích thẩm định giá để lựa chọn những phương pháp định giá phù hợp nhất.

dinh gia doanh nghiep, định giá doanh nghiệp, định giá công ty

Mục đích sử dụng Chứng thư thẩm định giá công ty

Chứng thư thẩm định doanh nghiệp hay định giá tài sản của doanh nghiệp là cơ sở pháp lý và khách quan, chính xác để chủ doanh nghiệp và các bên căn cứ vào đó thực hiện các mục đích như:

  • Làm tài sản đảm bảo cho vay vốn ngân hàng: Ngân hàng sẽ dựa vào chứng thư thẩm định giá tài sản đảm bảo đó để quyết định số tiền có thể giải ngân cho hồ sơ vay vốn đó, đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng thấp nhất có thể.
  • Kêu gọi đầu tư, góp vốn doanh nghiệp: Đây là một trong những mục đích phổ biến hiện nay; bởi muốn kêu gọi được vốn đầu tư của các nhà đầu tư cần xác định chính xác giá trị doanh nghiệp của mình là bao nhiêu tiền, từ đó xác định được mức cổ phần cần chia sẻ cho nhà đầu tư – tương ứng với số tiền góp vốn.
  • Phát hành cổ phiếu IPO: Cổ phiếu IPO là cổ phiếu phát hành lần đầu. Để định giá cổ phiếu doanh nghiệp chính xác theo các quy định của Luật Chứng khoán thì doanh nghiệp cần Chứng thư thẩm định giá Doanh nghiệp.
  • Phân chia tài sản, thanh lý tài sản Doanh nghiệp
  • Chứng minh năng lực tài chính
  • Mua bán – sáp nhập (M&A)
  • Báo cáo cổ đông, nhà đầu tư
  • Tính thuế, bảo hiểm
  • Các mục đích khác

Tiêu chuẩn thẩm định giá công ty mới nhất

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 28/2021/TT-BTC ngày 27/4/2021 về ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 (Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp). Theo đó, nguyên tắc tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phícách tiếp cận từ thu nhập.

Mỗi các cách tiếp cận lại bao gồm nhiều phương pháp định giá khác nhau, phổ biến gồm các phương pháp sau: Phương pháp so sánh/tỷ sổ bình quân; Phương pháp tài sản; Phương pháp chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp;  Phương pháp vốn hóa thu nhập.

Thẩm định viên hoặc Công ty định giá doanh nghiệp cần lựa chọn các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin tự thu thập để thực hiện.

Hồ sơ thẩm định giá công ty

Hồ sơ định giá công ty, doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào phương pháp định giá mà thẩm định viên áp dụng hoặc loại hình tài sản định giá của doanh nghiệp đó. Thông thường hồ sơ thẩm định doanh nghiệp bao gồm:

  • Báo cáo kiểm toán hoặc Báo cáo tài chính từ 03 đến 05 năm liền trước;
  • Hồ sơ pháp lý dự án đầu tư của doanh nghiệp (nếu có)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh;
  • Danh mục tài sản cố định của doanh nghiệp + pháp lý của tài sản (nếu có)
  • Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp, quy chế tổ chức hoạt động; (nếu có)
  • Quyết định thành lập đơn vị trực thuộc (nếu có)
  • Biên bản góp vốn, liên kết, góp vốn thành lập công ty;

Phí thẩm định giá doanh nghiệp

Bảng phí thẩm định giá doanh nghiệp là chi phí mà doanh nghiệp đó cần chi trả cho công ty thẩm định giá để thực hiện hoạt động định giá doanh nghiệp, định giá cổ phiếu doanh nghiệp. Phí thẩm định giá được tính theo 2 cách:

  • Một là tỷ lệ phần trăm (%) của tổng giá trị tài sản định giá, cộng với chi phí bổ sung như thuế VAT, tiền khảo sát thực tế, tiền kiểm định tài sản (nếu có). Tỷ lệ % trên do các công ty định giá tự ban hành và có điều chỉnh theo từng năm/quý theo tùy vào loại hình tài sản và mục đích thẩm định giá.
  • Hai là mức phí trọn gói theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và công ty thẩm định giá.

Phí thẩm định giá được các bên thống nhất và văn bản hóa bằng Hợp đồng dịch vụ thẩm định giá, quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia.

Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp

Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp là các bước tiến hành thực hiện định giá công ty của đơn vị thẩm định giá từ khâu bắt đầu tiếp nhận thông tin đến khi phát hành chứng thư định giá. Quy trình cần tuân theo các quy định trong Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 (Tiêu chuẩn thẩm định giá Doanh nghiệp). Cụ thể gồm:

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ pháp lý và mục đích thẩm định giá doanh nghiệp.
  • Bước 2: Khảo sát thực tế tài sản & thu thập thông tin
  • Bước 3: Xây dựng nội dung báo cáo thẩm định
  • Bước 4: Kiểm soát
  • Bước 5: Phát hành

Đơn vị định giá doanh nghiệp uy tín

Theo số liệu công bố của Bộ Tài chính, năm 2024 cả nước có 278 Công ty thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động, tuy nhiên những doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 10 năm không nhiều.

Được thành lập từ năm 2002, cùng năm với Luật Giá được Quốc Hội thông qua lần đầu, Thẩm định giá Hoàng Quân SunValue đã khẳng định được vị thế TOP đầu Việt Nam về thẩm định doanh nghiệp.

Sau hơn 22 năm phát triển chuyên sâu trong ngành định giá, Hoàng Quân đã kiện toàn được các thế mạnh riêng biệt của mình như:

  • Chứng thư uy tín, được hơn 85% Ngân hàng/tổ chức tín dụng chấp thuận, sử dụng làm cơ sở xác định giá trị cho các giao dịch vay vốn, đầu tư, xử lý tài sản đảm bảo. Trong đó có thể kể đến các ngân hàng như: Agribank, BIDV, MSB, Sacombank, HD Bank, SeAbank, Vietcombank, VIB…
  • Hệ thống hơn 50 Chi nhánh/PGD rộng khắp toàn quốc đảm bảo cho việc tối ưu thời gian thẩm định doanh nghiệp, thu thập chính xác dữ liệu giá trị bất động sản trên thị trường, tối ưu chi phí khảo sát thực tế cho khách hàng.
  • Cơ sở dữ liệu về giá phong phú nhờ lợi thế bề dày kinh nghiệm định giá thực tế. Hoàng Quân đã thẩm định doanh nghiệp  thành công cho nhiều đơn vị, tập đoàn lớn như: Thaco, BKAV, VinGroup, SamSung, Lotter, Masan, FLC, SunGroup, Licogi, Hòa Phát, Hoa Sen…
  • Đội ngũ thẩm định viên có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm.
  • Chuyên sâu, trọng tâm về các loại hình tài sản như: thẩm định giá đất, định giá công ty, định giá nhà đất, định giá cổ phiếu, định giá bất động sản công nghiệp, định giá công ty, công trình xây dựng, dự án đầu tư, máy móc thiết bị - dây chuyền sản xuất, tài nguyên thiên nhiên.

Thẩm định giá Hoàng Quân cam kết

  • Thời gian Thẩm định doanh nghiệp siêu tốc (chỉ từ 1 - 4 ngày)
  • Tối ưu giá trị bất động sản đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
  • Phí thẩm định cạnh tranh nhất.
  • Chứng thư uy tín, có tính pháp lý toàn quốc.
  • Tư vấn hồ sơ định giá miễn phí
  • Bảo mật thông tin khách hàng
  • Bảo hành giá trị thẩm định 12 tháng sau khi phát hành.

Thông tin liên hệ:

Thẩm định giá Hoàng Quân – Thước đo giá trị

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0901 186 700