Doanh nghiệp Việt tìm cách thích nghi trước tác động xung đột Nga – Ukraine

Tại buổi tọa đàm "Doanh nghiệp Việt trước tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine"  ngày 11/3 tại HCM, nhiều chuyên gia kinh tế, luật đã cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm chuyển hướng thị trường tiêu thụ hàng hóa – dịch vụ, tận dụng những cơ hội từ các hiệp định thương mại tư do mà Việt Nam đã ký kết, đồng thời cần tìm hiểu về Luật cấm vận của Mỹ để tránh được những rủi ro đáng tiếc trong hoạt động kinh doanh.

tọa đàm doanh nghiệp việt, xung đột Nga - ukraine, nông sản việt

Cụ thể, các doanh nghiệp Việt nam đang làm ăn với các đối tác doanh nghiệp Mỹ cần thương thảo các điều khoản hợp tác để tránh bị chế tài vì cáo buộc vi phạm những biện pháp trừng phạt với Nga. Đặc biệt, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng đang hợp tác với các doanh nghiệp Nga sẽ chịu tác động trực tiếp từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Từ trước tới nay, Chính phủ Mỹ đã nhiều lần mở rộng phạm vi trừng phạt lên các cá nhân hay doanh nghiệp ở nước thứ ba và thực chất là áp dụng luật lệ Mỹ ngoài lãnh thổ của Mỹ.

Theo ông Trần Quốc Hùng, CEO Viện Tài chính Quốc tế IIF tại Washington DC, Mỹ phân tích: Căng thẳng Nga-Ukraine và biện pháp trừng phạt của phương Tây đã gây ra sự thiếu hụt, tăng giá nhiều loại hàng như dầu khí, ngũ cốc và một số khoáng sản chiến lược. Tình trạng này sẽ gây thiếu hụt, chậm trễ và tăng chí phí trong dây chuyền sản xuất nhiều ngành công nghiệp.

Mặt khác, kinh tế toàn cầu sẽ bị đình trệ, lạm phát tăng cao cũng gây ra tình trạng giảm phát làm môi trường kinh doanh thêm khó khăn cho doanh nghiệp toàn cầu.

Song bên cạnh những khó khăn thì doanh nghiệp Việt trong một số ngành nghề có thể tận dụng những cơ hội mới. Cụ thể, xung đột Nga –Ukraine và lệnh cấm vận của Mỹ đã làm giá lúa mỳ thế giới tăng lên 50% trong thời gian qua (do Nga và Ukraine cung cấp hơn 30% lúa mì cho thị trường thế giới), bên cạnh đó là giá các loại ngũ cốc, nông phẩm khác cũng tăng lên đang kể.

Việt Nam lại là nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Ấn Độ) với sản lượng trên 6,5 triệu tấn/năm. Chính vì vậy, với những lợi thế về sản lượng, chất lượng, giá cả, các doanh nghiệp nông sản, lương thực Việt có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU để thay thế hàng từ Nga và Ukraine.

tọa đàm doanh nghiệp việt, xung đột Nga - ukraine, nông sản việt 2

Theo một số chuyên gia kinh tế tại tọa đàm đã đánh giá, doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung nâng cao thị phần trong thị trường EU, trước tiên là sử dụng hết hạn ngạch xuất lúa gạo 80.000 tấn/năm với suất thuế quan 0% theo Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA). Song song đó, Việt Nam nên phát triển các loại gạo thơm cấp cao, nhiều giá trị đang được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng.

Một số chuyên gia khác chỉ ra rằng, giá dầu tăng cao có ảnh hưởng phức tạp đối với Việt Nam. Lượng dầu thô xuất khẩu từ Việt Nam có khuynh hướng giảm trong 10 năm qua, từ 267.000 thùng/ngày trong năm 2009 xuống 113.000 thùng/ngày trong tháng 12/2020 và dưới trung bình trong thời gian 40 năm qua là 146.000 thùng/ngày.

Trong khi đó, Việt Nam phải nhập ròng sản phẩm dầu như dầu lọc... nên giá dầu tăng trên thị trường thế giới sẽ kéo giá nhiên liệu ở Việt Nam tăng lên. Điều này, làm tăng chí phí sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng của doanh nghiệp và chi phí tiêu dùng của người dân.

PGS-TS Nguyễn Đức Thành cho hay, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga giá trị 3,2 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường Nga giá trị 2,3 tỷ USD, tổng kim ngạch khoảng 5,5 tỷ USD (năm 2021). Trên thực tế, mặc dù những doanh nghiệp đang có hoạt động giao thương với Nga bị ảnh hưởng mạnh, nhưng về tổng thể lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều.

Mặt khác, tham gia thị trường toàn cầu thì việc biến động giá cả hàng hóa là vấn đề cần bám sát và là yêu cầu tiên quyết mà doanh nghiệp phải đáp ứng để giữ vững thị trường. Khi thị trường biến động giá cả hàng hóa thì luôn có thuận lợi và thách thức, tuy nhiên tùy theo từng ngành hàng, lĩnh vực mà các quốc gia và doanh nghiệp chủ động điều chỉnh bắt kịp xu hướng thị trường để tận dụng lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh những yếu tố trên, theo ông Phạm Phú Ngọc Trai - Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) chia sẻ, đầu tư, kinh doanh mà muốn chủ động thì doanh nghiệp phải quản trị được rủi ro để có chiến lược ứng phó kịp thời với diễn biến thị trường. Thị trường biến động không chỉ có khó khăn mà còn có thuận lợi, vấn đề ở chỗ doanh nghiệp có năng lực dự báo, vận hành hoạt động sản xuất kinh như thế nào?

Ngoài ra với bối cảnh hội nhập và thương mại tự do, thì hoạt động kết nối, liên kết, hợp tác... cùng phát triển trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trong từng doanh nghiệp cần được chú trọng để chuyển đổi phù hợp theo xu hướng thị trường.

Thông tin về thẩm định giá

  • Tags:

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0974 959 578