Mua bán sáp nhập doanh nghiệp và vai trò của thẩm định giá?

Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) doanh nghiệp tại Việt Nam trong năm 2021 đạt gần 10 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm 2020 bất chấp những khó khăn vì đại dịch Covid-19. Sang năm 2022, khi đại dịch đã qua đỉnh điểm và các hoạt động kinh tế dần được khôi phục, hứa hẹn hoạt động M&A doanh nghiệp sẽ càng phát triển mạnh mẽ.

M&A doanh nghiệp là gì?

M&A chính là chữ viết tắt của 2 cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động sáp nhập hay mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần của doanh nghiệp để kiểm soát, tham gia điều hành doanh nghiệp đó. Về cơ bản, mục đích của các nhà đầu tư trong thương vụ M&A doanh nghiệp không chỉ là sở hữu số cổ phần mà còn là tham gia quản lý, kiểm soát các hoạt động hoặc quản trị các doanh nghiệp bị sáp nhập- mua lại đó.

mua bán sáp nhập doanh nghiệp, m&a, vai trò thẩm định giá, định giá doanh nghiệp

Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ tài sản, lợi ích chung, quyền hay nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị mua lại sẽ “về tay” doanh nghiệp sáp nhập.

Acquisitions (Mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, trong đó doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.

Những lĩnh vực có thể thực hiện M&A

Theo Điều 153 Luật Doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.

Như vậy, hiện nay hoạt động M&A không bị giới hạn về lĩnh vực, ngành nghề. Hay nói cách khác tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong mọi lĩnh vực ngành nghề đều có thể tham gia vào các thương vụ M&A.

Tầm quan trọng của thẩm định giá doanh nghiệp trong M&A

Theo khảo sát thực tế, có đến hơn 70% thất bại của các thương vụ M&A doanh nghiệp là do các bất đồng về việc xác định giá trị của doanh nghiệp được sáp nhập – mua lại. Thông thường các doanh được được sáp nhập – mua lại luôn định giá doanh nghiệp quá cao, chưa sát thực tế nên không thuyết phục được nhà đầu tư. Ngược lại, các nhà đầu tư luôn có xu hướng định giá doanh nghiệp cần sáp nhập – mua lại thấp hơn giá trị trị trường để hạn chế rủi ro, hớ giá, thiệt hại về kinh tế.

mua bán sáp nhập doanh nghiệp, m&a, vai trò thẩm định giá, định giá doanh nghiệp 2

Vì vậy, để tìm được “tiếng nói chung” giữa doanh nghiệp sáp nhập và doanh nghiệp được sáp nhập/mua lại thì cả 2 bên cần một đơn vị thẩm định giá uy tín, chuyên nghiệp và độc lập để xác định chính xác giá trị của doanh nghiệp đó theo các tiêu chuẩn và quy định về luật giá hiện nay.

Đối với Ngân hàng hay đơn vị tín dụng, việc thẩm định giá doanh nghiệp được sáp nhập – mua lại là bắt buộc để có thể xem xét duyệt hồ sơ vay vốn, cấp tín dụng theo các quy định của Ngân hàng, luật tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, đối với các đơn vị quản lý nhà nước có liên quan tới hoạt động M&A doanh nghiệp thì thẩm định giá cũng là khâu bắt buộc trong quy trình mua bán-sáp nhập doanh nghiệp đó để có sơ sở phân xử nếu xảy ra phát sinh, kiện tụng hay các yếu tố trái quý định trong quá trình thực hiện M&A.

Phí thẩm định giá doanh nghiệp cho mục đích M&A

Khi tiến hành thẩm định giá doanh nghiệp trong các thương vụ M&A, phí thẩm định giá thường được các đơn vị định giá đưa ra 2 phương án.

  • Một là phí thẩm định được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của tổng giá trị Doanh nghiệp được thẩm định giá. Sau khi đơn vị thẩm định giá sơ bộ giá trị doanh nghiệp đó sẽ báo giá cho khách hàng. Theo đó, giá trị doanh nghiệp càng cao, tỷ lệ % sẽ càng thấp. Thông thường sẽ dao động từ 0,08 – 0,02% tổng giá trị doanh nghiệp
  • Hai là phí thẩm định trọn gói được thỏa thuận giữa đơn vị thẩm định giá và doanh nghiệp.

Công ty thẩm định giá uy tín hàng đầu

Dịch vụ thẩm định giá, định giá doanh nghiệp cho mục đích M&A là một trong những thế mạnh của Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân. Với những lợi thế: 20 năm hoạt động chuyên sâu về định giá, kho dữ liệu về giá phong phú, đội ngũ chuyên gia thẩm định đông đảo, có trình độ cao, quy trình thẩm định nhanh, chặt chẽ, tối giảm chi phí thẩm định cho khách hàng… Hoàng Quân là đơn vị thẩm định giá hàng đầu tại Việt Nam.

Cam kết của chúng tôi

  • Hoàng Quân là đơn vị có đầy đủ kiều kiện pháp lý và năng lực thẩm định giá doanh nghiệp trên toàn quốc theo quy định của Bộ Tài chính và Hội Thẩm định giá Việt Nam.
  • Chứng thư thẩm định của Hoàng Quân có giá trị pháp lý và được hơn 90% Ngân hàng chấp thuận.
  • Đối tác lâu dài và bền vững với các đơn vị ngân hàng top đầu trong và ngoài nước như: Vietcombank, Sacombank, BIDV, VIB, ANZ, Woori Bank, Standard Chartered Bank,…
  • Chuyên gia đông đảo, chuyên môn cao; Quy trình thẩm định nhanh, tiết kiệm chi phí thẩm định giá cho khách hàng; Mạng lưới văn phòng – chi nhánh rộng khắp cả nước với hơn 40 Chi nhánh/PGD…
  • Bảo hành giá trị thẩm định, sẵn sàng thuyết trình bảo vệ giá trị thẩm định trước khách hàng, cơ quan quản lý.

Thông tin chi tiết:

  • Tags:

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0974 959 578