4 Khó khăn khi thẩm định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp thì tài sản vô hình là phần khó xác định giá trị nhất bởi việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp, đo lường các chi phí đầu tư, lợi nhuận gia tăng từ tài sản vô hình…còn nhiều khó khăn. Hãy cùng thẩm định giá Hoàng Quân xem xét 4 khó khăn chính dưới đây.

Phân loại tài sản vô hình

Theo quy định của Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, Tài sản vô hình của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân…được phân thành 5 nhóm sau:

  • Tài sản trí tuệ (thương hiệu, nhãn hiệu, Salogan, danh tiếng...)
  • Quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,…).
  • Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác (danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu…).
  • Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật (quyền khai thác khoáng sản, quyền kinh doanh, quyền phát thải có thể chuyển nhượng được).
  • Các tài sản vô hình khác.

định giá tài sản vô hình, tài sản trí tuệ, tham dinh gia tai san, dinh gia doanh nghiep, cong ty tham dinh gia

Khó khăn khi định giá tài sản vô hình

Theo quy định về tài sản của đơn vị (doanh nghiệp, tổ chức) thì các đối tượng chỉ được ghi nhận là tài sản của đơn vị khi đáp ứng đủ 2 điều kiện là: Giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy; Đơn vị chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

Tuy nhiên, với điều kiện: Giá trị của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy thì để ghi nhận Tài sản vô hình trở thành tài sản của doanh nghiệp thì việc thống kê, ghi chép, đánh giá chính xác chi phí, lợi nhuận theo đơn vị giá tiền phải đầy đủ trong sổ sách kế toán. Nhưng thực tế hiện nay phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ về các yếu tố tạo nên giá trị vô hình của doanh nghiệp.

Đặc biệt, khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp, các thẩm định viên hay đơn vị thẩm định hầu hết đều căn cứ vào hướng dẫn trong Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 (Thông tư số 06/2014/TT-BTC). Tuy nhiên, các thẩm định viên còn gặp không ít khó khăn. Cụ thể, gồm 4 khó khăn chính sau:

1. Với các phương pháp thẩm định tài sản vô hình hiện nay, các giá trị tính toán thực tế vẫn mang nhiều yếu tố cảm quan thiên về định tính mà chưa phản ánh một cách chính xác vấn đề. Điều này một phần cũng do đặc thù của hoạt động định giá tài sản dựa trên những ước tính có mức độ tương đối.

Ví dụ như với phương pháp thị trường trong thẩm định giá tài sản vô hình: Hiện nay phần lớn các giao dịch tài sản vô hình trên thị trường đều được 2 bên mua bán giữ bí mật nên việc tham khảo đối chứng là khá khó khăn và dù có tìm được thì thông tin cũng không đảm bảo yếu tố chính xác. Bên cạnh đó, các tài sản vô hình như tài sản trí tuệ thường có tính độc nhất, không có sản tài sản nào khác tương tự và giá trị quy đổi cũng không thể hiện đúng giá trị giao dịch trên thị trường của tài sản vô hình cần thẩm định giá.

2. Với phần lớn các đơn vị thẩm định giá hiện nay, trừ những công ty có thâm niên hoạt động chuyên sâu trong ngành từ 15 năm trở lên thì hầu hết các đơn vị còn lại đều thiếu đội ngũ thẩm định viên có chuyên môn và kinh nghiệm trong định giá tài sản vô hình.  Bởi tài sản vô hình là loại tài sản đặc thù, từ những tài sản dễ thấy như thương hiệu, nhãn hiệu đến công nghệ, sáng chế …nên đồi hỏi đội ngũ thẩm định viên, giám sát phải có trình độ chuyên sâu về tài sản đó.

3. Nguồn thông tin tham khảo, cơ sở dữ liệu chính quy về các tài sản vô hình ở Việt Nam còn chưa đồng bộ, đặc biệt là trong quá khứ. Bên cạnh đó, các thông tin về kinh tế vĩ mô – vi mô, đánh giá của khách hàng, đo lường thị phần…còn hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến độ chính xác của các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình hiện nay.

định giá tài sản vô hình, tài sản trí tuệ, tham dinh gia tai san, dinh gia doanh nghiep, cong ty tham dinh gia, dinh gia hoang quan

4. Đối với thẩm định giá tài sản vô hình thì dù áp dụng phương pháp nào cũng tốn khá nhiều thời gian và công sức, từ đó chi phí tiến hành thẩm định giá loại tài sản này khá cao so với các loại hình tài sản khác dẫn tới không nhiều doanh nghiệp chịu chi trả mức phí phù hợp để đánh giá chính xác nhất giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp mình. Mặt khác trên thực tế, chỉ một số đơn vị đồng ý sử dụng 2 phương pháp thẩm định giá để đối chiếu so sánh mà phần lớn vẫn chỉ sử dụng 1 phương pháp thẩm định nên kết quả thẩm định giá tài sản vô hình phần nào đó thiếu đi sự tin cậy.

Thẩm định giá tài sản vô hình – Giải pháp tìm kiếm

Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có bộ phận/phòng ban đủ chuyên môn định giá tài sản vô hình thì cách tốt nhất là tìm đến các đơn vị/công ty thẩm định giá uy tín, chuyên nghiệp để tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp bạn. Điều này không chỉ giúp tránh thất thoát, sai lệch giá trị của tài sản đó mà còn giúp bạn giảm thiểu được thời gian, chi phí, nhân lực. Bởi hầu hết các đơn vị thẩm định giá chuyên nghiệp, họ đã có những kinh nghiệm nhất định để giúp bạn định giá chính xác tài sản vô hình với thời gian, chi phí tốt nhất.

Thẩm định giá Hoàng Quân được biết đến là thương hiệu hàng đầu trong ngành thẩm định giá tại Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm chuyên sau trong ngành Thẩm định giá. Đội ngũ thẩm định viên của Hoàng Quân là các chuyên gia kinh tế, chuyên gia Marketing, thạc sĩ kinh tế, Cử nhân Quản trị kinh doanh, luật sư…nên Hoàng Quân cam kết mang đến cho khách hàng những kết quả thẩm định chính xác nhất, khách quan nhất với thời gian nhanh nhất.

Hiện nay Thẩm định giá Hoàng Quân đã xây dựng một hệ thống với hơn 30 Chi nhánh/Phòng giao dịch trên toàn quốc, đảm bảo cho khách hàng những giá trị tốt nhất.

  • Thông tin chi tiết liên hệ Hotline: 0901 186 700
  • Thẩm định giá Hoàng Quân – CN Hà Nội
  • Web: https://www.thamdinhgiahanoi.com

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0974 959 578