Doanh nghiệp khát vốn trong khi ngân hàng cạn room tín dụng

Nhận định của nhiều chuyên gia tài chính, ba tháng cuối năm nay sẽ là thời điểm doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong huy động vốn từ ngân hàng, tổ chức tín dụng. Hiện nay các ngân hàng đã cạn room tín dụng, vì vậy để có được sự duy trì dòng tiền cho các hoạt động nước rút cuối năm, các doanh nghiệp cần thiết lập dự phòng tài chính từ 3-6 tháng trước đó, hoặc tìm đến các kênh huy động vốn từ nội ứng, cá nhân, quỹ tài chính…

doanh nghiệp khát vốn, vay vốn tín dụng, định giá vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp khó được vay vốn

Sáu tháng cuối năm, đặc biệt là 3 tháng quý IV thường là khoảng thời gian các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhất để kịp chỉ tiêu kinh doanh, phát triển. Đồng nghĩa với đó là nhu cầu vay vốn của các công ty, doanh nghiệp cũng sẽ tăng mạnh. Tuy nhiên hiện nay việc này rấ khó khăn vì room tín dụng của ngân hàng đã hết, các kênh huy động khác thì rủi ro, lãi suất cao phát sinh nhiều chi phí phụ để vay được vốn.

Theo ông Phan Khắc Mạnh Vũ, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Đầu tư Central Land, việc ngân hàng siết chặt hồ sơ vay đối với khoản đầu tư bất động sản làm thị trường bất động sản chững lại vì đa phần người dân mua căn hộ dựa vào đòn bẩy tài chính từ ngân hàng.

Bên cạnh đó, công ty cũng không tiếp cận được nguồn vốn vì là doanh nghiệp môi giới. Ngân hàng nói sẽ hỗ trợ cho vay, tuy nhiên khi khách hàng đi sâu vào hoạt động chứng minh tài chính đến khi thông báo cho vay thì ngân hàng phản hồi lại là hết room tín dụng. "Khách hàng không thể đầu tư, tính thanh khoản của bất động sản không có và tạo ra hệ lụy rất lớn cho chuỗi cung ứng bất động sản sau này" ông Vũ nói.

Không chỉ lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp ngành lữ hành – du lịch cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng 3 tháng cuối năm của ngành du lịch sẽ tăng mạnh. Ông Nguyễn Ngọc Toản, Giám đốc  Công ty Image Travel và Events cho hay, hiện tại không thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, cách duy nhất để phục hồi là tự xoay xở, dùng tài sản cá nhân thế chấp vay vốn và hoạt động đến khi du lịch quốc tế phát triển trở lại. Tuy nhiên sau thời gian ảnh hưởng của dịch COVID-19 vốn tự có giảm đi nhiều, nếu cạn vốn có thể đóng cửa vì chúng tôi không tìm được sự hỗ trợ vay vốn từ bất cứ đâu.

"Vấn đề không phải của riêng doanh nghiệp tôi, đây cũng là trăn trở của rất nhiều doanh nghiệp du lịch khác, hiện tại vẫn chưa tìm được phương án giải quyết thỏa đáng", ông Toản nói thêm.

doanh nghiệp khát vốn, vay vốn tín dụng, định giá vay vốn ngân hàng

Tìm phương án huy động vốn “chữa cháy”

Thực tế, trong thời gian chờ đợi Ngân hàng nhà nước nới room tín dụng hay xem xét các ngành nghề đặc thù đã chịu nhiều tổn thất do covid để tiếp tục cấp room tín dụng mới, các doanh nghiệp nói dung rất cần tự lực cánh sinh, chủ động tìm kiếm các kênh huy động khác.

Theo thống kê, kênh huy động vốn từ ngân hàng chỉ chiếm 47%, còn các nguồn khác như giải ngân FDI (14,8%), thị trường trái phiếu doanh nghiệp (21,5%), cổ phiếu, đầu tư công...

"Hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được hỗ trợ bởi các quỹ đầu tư. Có thể là quỹ đầu tư công của nhà nước, quỹ đầu tư phi chính phủ trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu tiếp cận với các quỷ đầu tư này để tiếp cận thêm nguồn vốn ngoài kênh tín dụng của ngân hàng" ông Nguyễn Văn Trình, PGS.TS Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh cho biết.

Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoáng Nhà nước, Bộ Tài chính nên phát triển kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời cần có các thủ tục riêng, sàn riêng linh hoạt hơn để các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn niêm yết trên sàn. Mặc khác dễ dàng tiếp cận được với các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào – ông Trình đưa quan điểm.

Room tín dụng  - bài toán khó của cơ quan quản lý

Nếu nới hạn mức tín dụng quá cao sẽ tạo ra cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng, lãi suất cho vay, gây áp lực lạm phát lớn. Ngược lại, nếu thắt chặt tín dụng sẽ khiến doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, làm nguồn cung hàng hóa suy giảm, đẩy giá cả tăng cao. Đây là bài toán không hề đơn giản của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ.

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin liên hệ:

  • Tags:

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0974 959 578