THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI – FDI

Kinh tế thế giới thời hậu covid đang chuyển biến mạnh mẽ, trong đó việc chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc, Ấn Độ…sang Việt Nam, Thái Lan, Malaysia…diễn ra mạnh mẽ. Tại Việt Nam, chưa bao giờ việc chuẩn bị đón làn sóng đầu tư FDI lại mạnh mẽ như hiện nay. Từ Chính phủ cho đến các doanh nghiệp đang quyết tâm chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho việc này.

định giá doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp fdi, gọi vốn fdi

Tại sao doanh nghiệp FDI cần thẩm định giá?

Để thành công trong việc gọi vốn FDI hiệu quả, các doanh nghiệp trong nước cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và khoa học để hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại, một trong những bước quan trọng nhất là xác định chính xác giá trị hiện có của doanh nghiệp đó. Cụ thể việc thẩm định giá doanh nghiệp có ý nghĩa như sau:

  • Xác định tính hợp pháp của doanh nghiệp đó
  • Là cơ sở để đánh giá quy mô, khả năng tài chính, kế hoạch kinh doanh, độ phủ thương hiệu, vị thế…của doanh nghiệp đó trên thị trường.
  • Cơ sở để nhà đầu tư lựa chọn được lĩnh vực tiềm năng phát triển để đầu tư cũng như độ khả thi của khoản đầu tư, lợi tức từ khoản đầu tư đó.
  • Là cơ sở khách quan để so sánh giữa các Doanh nghiệp kêu gọi đầu tư FDI

Quy trình thẩm định giá Doanh nghiệp FDI

- Xác định vấn đề

  • Thiết lập mục đích thẩm định giá
  • Phân loại doanh nghiệp, từ đó xác định hồ sơ cần cung cấp cho việc định giá doanh nghiệp đó.

- Lập kế hoạch thẩm định giá

Xác định các bước thực hiện, nhân lực, thời gian thực hiện các bước hoặc toàn bộ quá trình thẩm định giá. Nội dung của kế hoạch thẩm định giá phải làm rõ được các tài liệu cần có để thu thập thông tin thị trường, các đặc điểm có liên quan tới hình thành giá trị doanh nghiệp, tiến độ nghiên cứu, đề cương báo cáo kết quả thẩm định…

- Tìm hiểu thực tế doanh nghiệp và thu thập tài liệu

Khảo sát thực tế tại doanh nghiệp: kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Thu thập thông tin, tư liệu từ nội bộ doanh nghiệp: Báo cáo sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính – kế toán – kiểm toán, Marketing, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên, công nhân… Ngoài ra còn chú ý thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp đặc biệt là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước,…

- Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kêu gọi vốn FDI nói riêng thì việc đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là khâu rất quan trọng. Các mặt cần tập trung đánh giá bao gồm: sản xuất – kinh doanh, công nghệ – máy móc, trình độ nhân sự, bộ máy quản lý và năng lực quản lý, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, thị trường, môi trường kinh doanh…

- Xác định phương pháp thẩm định giá, ước tính giá trị doanh nghiệp.

Thẩm định viên sẽ dựa vào các thông tin đã thu thập được của Doanh nghiệp để xác định phương pháp thẩm định giá phù hợp nhất.

- Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá

Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp tương tự như các tài sản khác. Báo cáo kết quả thẩm định giá doanh nghiệp phải nêu rõ:

  • Mục đích thẩm định giá

Đối tượng thẩm định giá phải được mô tả rõ. Cần phải nêu rõ đối tượng thẩm định giá là toàn bộ doanh nghiệp, lợi ích doanh nghiệp hay một phần lợi ích doanh nghiệp, lợi ích đó thuộc về toàn bộ doanh nghiệp hay nằm trong tài sản cá biệt do doanh nghiệp sở hữu. Mô tả doanh nghiệp thẩm định giá, bao gồm những nội dung sau: Loại hình tổ chức doanh nghiệp; Lịch sử doanh nghiệp; Triển vọng đối với nền kinh tế và của ngành; Sản phẩm/dịch vụ; Thị trường và khách hàng; Biện pháp khắc phục rủi ro; Sự cạnh tranh; Nhà cung cấp; Tài sản gồm tài sản hữu hình và vô hình; Nhân lực; Quản lý sở hữu; Triển vọng đối với doanh nghiệp…

  • Cơ sở giá trị của thẩm định giá: định nghĩa giá trị phải được nêu và xác định.
  • Phương pháp thẩm định giá
  • Những giả thiết và những điều kiện hạn chế khi thẩm định giá, những tiền đề và giả thiết quan trọng đối với giá trị phải được nêu rõ.
  • Phân tích tài chính
  • Kết quả thẩm định giá.
  • Phạm vi và thời hạn thẩm định giá

định giá doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp fdi, gọi vốn fdi

Hồ sơ thẩm định doanh nghiệp FDI

  • Báo cáo Tài chính 3 năm gần nhất
  • Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận ĐKKD/Chứng nhận thành lập
  • Báo cáo Kinh doanh/ Marketing (nếu có)
  • Chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu/ SHTT (nếu có)
  • Catalogue Sản phẩm/dịch vụ (nếu có)

Chi phí thẩm định giá doanh nghiệp FDI

Phí thẩm định giá doanh nghiệp là chi phí thuê công ty thẩm định giá chuyên nghiệp có chứng nhận hành nghề thẩm định giá doanh nghiệp (do Bộ Tài Chính cấp) để tiến hành thẩm định giá doanh nghiệp FDI đó phục vụ mục đích như: vay vốn Ngân hàng, chứng minh năng lực tài chính, kêu gọi đầu tư, M&A, báo cáo Hội đồng quản trị...Có 2 cách tính phí thẩm định giá doanh nghiệp FDI được sử dụng phổ biến nhất:

  • Tính theo phần trăm (%) tổng giá trị của doanh nghiệp FDI sau khi được công ty thẩm định giá sơ bộ giá trị, cộng với các chi phí phát sinh (công tác phí, phí thẩm tra (nếu có)...)
  • Theo thỏa thuận giữa đơn vị thẩm định giá và doanh nghiệp FDI

Với gần 20 năm hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực thẩm định giá, với hàng triệu chứng thư thẩm định giá đã được phát hành; Hoàng Quân được biết đến là thương hiệu hàng đầu Việt Nam về thẩm định giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân còn là đối tác chiến lược của hơn 85% Ngân hàng/tổ chức tín dụng tại Việt Nam như: BIDV, VIB, Agribank, Sacombank, Wooribank, Techcombank, ACB...nên chứng thư thẩm định của Hoàng Quân luôn được Ngân hàng chấp thuận và tin tưởng.

Thông tin chi tiết liên hệ:

  • Tags:

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0974 959 578